Giáo trình đệm hát Guitar không gì dễ hơn do giảng viên Dương Thăng biên soạn
Video hướng dẫn sử dụng giáo trình

No products in the cart.
Đó là bạn không cần (đầu tiên) phải biết đọc nốt nhạc, khuôn nhạc, các dấu hiệu loằng ngoằng, dẫm chân đập nhịp, v.v… thì mới học được guitar! Trên thực tế, việc bắt học viên học “ĐỌC” được nốt nhạc một cách bài bản nhưng cứng nhắc, ngay từ đầu, như thế sẽ là rào cản đầu tiên trì hoãn sự mong muốn chơi được bài nhạc – cái mong muốn chính đáng của bất cứ ai học guitar.
Vì vậy, giáo trình tiếp cận theo hướng: GIÚP HỌC VIÊN “SƯỚNG” được ngay và luôn từ đầu, “cứ thực hành đi, cứ chơi đi, cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” *biểu tượng cười*.
Tất nhiên, trong quá trình học, các bạn sẽ phải “nạp dần” những kiến thức về nhạc lý, về cách đọc nhạc, về dấu hóa, về nhịp, trường độ, v.v… Tuy nhiên, lúc đó thì cơ sở thực hành đã vững, tay đã biết đánh thì đầu sẽ dễ nạp kiến thức hơn! Phải không?
Thân thiện còn ở chỗ, không cần biết bạn là ai: nông dân, công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên, Nam – Nữ, v.v… đều có thể đọc và vận dụng cách học của giáo trình này để tự chơi, tư sướng, chỉ với cây guitar đơn giản bên mình !
Đó là bạn không cần (đầu tiên) phải biết đọc nốt nhạc, khuôn nhạc, các dấu hiệu loằng ngoằng, dẫm chân đập nhịp, v.v… thì mới học được guitar! Trên thực tế, việc bắt học viên học “ĐỌC” được nốt nhạc một cách bài bản nhưng cứng nhắc, ngay từ đầu, như thế sẽ là rào cản đầu tiên trì hoãn sự mong muốn chơi được bài nhạc – cái mong muốn chính đáng của bất cứ ai học guitar.
Vì vậy, giáo trình tiếp cận theo hướng: GIÚP HỌC VIÊN “SƯỚNG” được ngay và luôn từ đầu, “cứ thực hành đi, cứ chơi đi, cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” *biểu tượng cười*.
Tất nhiên, trong quá trình học, các bạn sẽ phải “nạp dần” những kiến thức về nhạc lý, về cách đọc nhạc, về dấu hóa, về nhịp, trường độ, v.v… Tuy nhiên, lúc đó thì cơ sở thực hành đã vững, tay đã biết đánh thì đầu sẽ dễ nạp kiến thức hơn! Phải không?
Thân thiện còn ở chỗ, không cần biết bạn là ai: nông dân, công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên, Nam – Nữ, v.v… đều có thể đọc và vận dụng cách học của giáo trình này để tự chơi, tư sướng, chỉ với cây guitar đơn giản bên mình !
Đó là làm sao để trong 4 đến 5 tháng, cùng lắm là 8 tháng, bạn có thể cầm được guitar đệm hát được BẤT CỨ bài hát nào kể từ ABC – lúc mới sắm được cây đàn, sờ vào những dân đàn lần đầu tiên trong đời! Thậm trí trong 3 tuần đầu tiên bạn đã có thể tự đệm hát được ít nhất 3 đến 4 bài.
Số lượng bài hát bạn đệm được sẽ tăng dần theo thời gian và hoàn toàn không bị bó buộc bởi những bài đưa ra trong giáo trình này! Một khi bạn đã nắm được QUY LUẬT chơi guitar, bạn hoàn toàn có thể chơi những bài hát khác (nhắc lại – không cứ là những bài trong giáo trình này).
Giáo trình được viết theo từng bước học từ cơ bản, dễ, đến khó dần. Cụ thể là:
Phần 2: Là phần Lý Thuyết hợp âm và hòa âm. Quý độc giả có thể đọc phần này bất cứ lúc nào rảnh, không cần phải học xong phần 1 mới học phần 2. Vì là phần lý thuyết, độc giả nên đọc đi đọc lại nhiều lần cho hiểu và thuộc. Nhắc lại, CÓ THỂ ĐỌC PHẦN NÀY BẤT CỨ LÚC NÀO, BẤT CỨ BẠN ĐANG Ở TRÌNH ĐỘ NÀO. Nắm vững phần 2, độc giả sẽ có thể tự nghĩ ra các tư thế bấm hợp âm mới, tự mình tập ĐẶT HỢP ÂM cho bài hát, làm chủ được QUY LUẬT hòa âm cơ bản trong đệm hát.
Phần 3: Tập trung vào Quạt chả (tay phải). Ở phần này sẽ nói đầy đủ những điệu quạt phổ biến như Disco, Ballad, Bosanova, Bolero, Tăng go, Slowrock, valse, v.v… Đây là phần thực hành, độc giả nên mở kèm theo đĩa DVD (gửi tặng kèm) để nghe và thực hành theo. Phần 3 chỉ nên học sau khi đã học thành thạo phần 1. Học xong phần 3 này, coi như độc giả đã thành thạo về phần kĩ thuật đệm hát cho cả 2 tay!
Phần 4: Phần này tập trung các bài viết có tính chuyên để về một mảng nào đó đệm hát. Có thể coi phần 4 là phần NÂNG CAO đệm hát. Ở đây, độc giả sẽ tìm được Quy luật TÌM GIỌNG CHỦ bài hát, cách DỊCH GIỌNG – ĐỔI TÔNG trong đệm hát. Bài viết về VÒNG CANON – một trong những vòng hòa thanh phổ biến hay gặp khi đệm hát. Bài viết về “Các bước chuẩn bị đệm hát” sẽ cho độc giả cái nhìn tổng quan khi đệm hát, độc giả tìm được ở đây các cách intro, cách để làm bài đệm hát sáng tạo. Bài viết về Vòng tròn quãng 5 hay Passing chords, v.v… Cuối phần 4, độc giả sẽ tìm được một DANH SÁCH các vòng hòa âm cực kì phổ biến rất hữu ích khi muốn đệm hát một bài hát bất kì.
Phần 5: Được coi là phần luyện tập ngẫu nhiên. Sau khi đã học 4 phần trước, tác giả coi như độc giả đã biết đệm hát tốt, phần 5 sẽ là đất để độc già luyện tập đệm hát bất kỳ. Trong phần này, các bài hát được viết chuẩn có nốt nhạc và hợp âm. Độc giả nào thạo về đọc nhạc, hoàn toàn có thể dùng phần này để SOLO (độc tấu mono giai điệu). Trong phần 5, tác giả không đưa ra cách gảy, tự độc giả suy nghĩ cách để đệm bài cho sáng tạo và hay!
Phần 6: Nói về Lý thuyết NHẠC LÝ căn bản. Tất cả những thắc mắc kiểu như : Nhịp 6/8 là gì, tại sao lại gảy như thế, v.v… đều có trong phần này! Đây là phần nhạc lý nói chung cho mọi nhạc cụ : piano, guitar, violon, v.v… Phần này cũng như phần 2, độc giả có thể đọc bất kỳ lúc nào (không phụ thuộc vào các phần trước). Khuyên độc giả trong những lúc không có đàn guitar bên cạnh (đang trên xe bus đi làm chẳng hạn) hoàn toàn có thể mở phần này ra đọc để trang bị căn bản lý thuyết âm nhạc!
Cuối cùng của Giáo trình này là MỤC LỤC – độc giả có thể tra cứu nhanh các mục trong sách!